Giữa cảnh sắc  vốn dĩ rất  đẹp của thành phố  cổ Bruges, OBBA quyết định sẽ tạo nên thay đổi nhỏ cho cảnh quan khu vực này với ý đồ hướng mọi người  đến  dọc bờ sông nơi du khách có thể đi bộ, nghỉ ngơi, suy ngẫm và thưởng thức khung cảnh đẹp   trên mặt nước,” Đảo Nổi” lúc này không chỉ là một không gian tạm làm đẹp cho thành phố mà còn là nơi giúp kết nối cư dân nơi đây lại với nhau.

Người dân nghỉ ngơi đọc sách và phơi nắng trên boong pavilion

Thông tin dự án

  • Đơn vị thiết kế    :   Dertien12, OBBA
  • Địa điểm            :   Bruges,Vương quốc Bỉ
  • Năm thiết kế      :   2018
  • Kiến trúc sư chính: Sojung Lee& Sangjoon Kwak(OBBA), Tom Gantois(Dertien12)
  • Nhóm thiết kế:      Hwangjong Yeo(OBBA), Jason Slabbynck(Dertien12)
  • Người chế tác:      Helix
  • Kĩ sư kết cấu:      Byungsoon Park(THEKUJO), Pieter Ochelen(UTIL)
  • Thi công:            Boong-Jason Bridging / Phần thép-Westland / dây thừng-Helix
  • Ảnh                  :Kyungsub Shin

Brugge là thành phố lớn nhất Vương Quốc Bỉ,nơi có khu trung tâm lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thành phố mang nét đẹp lãng mạn với rất nhiều cây cầu cổ phủ đầy rêu phong bắt ngang các con kênh nhỏ chạy dọc khắp các thành phố .Hình ảnh các cây cầu cổ phủ đầy rêu phong,tuy đơn giản nhưng lại trở thành yếu tố độc đáo tô điểm cho cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây.

Trong dự án TRIENNALE BRUGGE 2018, OBBA dự định sẽ tạo ra một sự thay đổi nhỏ cho cảnh quan tuyệt đẹp tại nơi đây.Bằng cách lắp đặt  pavilion – như một “ đảo nổi”, một nơi nghỉ chân  có hình dáng thuông dài ôm dọc theo 2 bên bờ con kênh và nổi trên mặt nước, OBBA cố gắng làm mờ ranh giới cứng nhắc của con kênh và hướng mọi người  đến  dọc bờ sông. Bằng cách này, các nhà thiết kế lên kế hoạch biến các con kênh thành nơi du khách có thể đi bộ, nghỉ ngơi, suy ngẫm và thưởng thức khung cảnh đẹp   trên mặt nước,pavilion lúc này không chỉ là một không gian tạm làm đẹp cho thành phố mà còn là nơi giúp kết nối mọi người.

Hình ảnh minh họa phối cảnh tổng thể
Mặt bằng dự án

Pavilion có cấu tạo đơn giản: bao gồm phao đặt dưới tấm boong giúp pavilion nổi trên mặt nước,khung sắt , cột sắt,thanh ray bằng sắt nối các cột sắt,và rèm bằng dây thừng được quấn trực tiếp trên các thanh ray.Việc sử dụng rèm bằng dây thừng và bóng của chúng tạo ra những khoảng trống mơ hồ, khi phản ứng với ánh sáng,và gió tạo ra không gian đóng mở liên tục,làm mờ đi các ranh giới cứng nhắc,và làm cho cảnh quan từ trở nên quen thuộc trở nên tươi vui hơn.

“rèm dây thừng” giúp không gian đóng mở thay đổi liên tục
chi tiết rèm dây đừng
Cảnh sắc thay đổi liên tục

Không gian và hình dạng sẽ thay đổi tùy vị trí khác nhau,ở giữa pavilion,nơi tiếp xúc giữa tấm boong và mặt nước được thiết kế riêng để du khách có thể thư giản tại đây. Du khách có thể tắm nắng dựa vào những sợi dây thừng nghiêng hoặc nghỉ ngơi trên những chiếc võng dây thừng rộng nhìn những đám mây lơ lửng trên bầu trời. Ngoài ra, họ có thể ngồi bên mép boong và giảm bớt căng thẳng của mình bằng cách nhìn dòng nước lặng lẽ chảy, đọc sách,chơi xích đu hay đôi lúc chỉ đơn giản là nhìn lại bản thân mình khi ngồi giữa không gian tập thể một mình.

Hình dáng thay đổi ở những điểm nhìn khác nhau
Nơi người dân có thể ngồi nghỉ ngơi
tiểu cảnh pavilion
phần mép boong và mặt nước là nơi du khách có thể yên tĩnh nghỉ ngơi
Đôi khi là tự soi bóng dưới mặt nước khi ngồi một mình

Bằng cách này, “The Floating Island” mang đến  niềm vui và sự phản ánh cho công dân thành phố ,mở rộng ranh giới của các hành vi và nhận thức của họ. Hơn nữa, công trình  làm mờ ranh giới giữa cuộc sống hàng ngày và nghệ thuật, tạo ra một sự thay đổi nhẹ nhàng cho những cảnh quan đã vốn dĩ quen thuộc của Brugge.Con kênh quay đầu chảy ngược vào lòng thành phố,tạo nên mối quan hệ mật thiết với người dân nơi đây…

Một số hình ảnh công trình: