1. TÒA NHÀ CHỌC TRỜI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC XÂY BẰNG GỖ

Wooden high-rise: Penda’s Timber Tower. Image: Penda

Hầu hết các thành phố hiện nay giống như sa mạc của bê tông và thép. Các kiến trúc sư tại văn phòng kiến trúc Penda khao khát để thay đổi tất cả điều đó. Đội ngũ thiết kế kết hợp cùng với các chuyên gia tư vấn tại Timber để xây dựng một tòa tháp gỗ ở Toronto. Tòa tháp với 18 tầng ấn tượng, cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ – một hỗn hợp gỗ công nghệ cao được gọi là CLT – và một phương pháp xây dựng đặc biệt kiểu mô-đun. Để đạt được chiều cao ấn tượng – 62 mét – Penda sẽ xếp chồng các hộp gỗ bằng một khuôn mẫu đặc biệt. Khi hoàn thành căn hộ chung cư sẽ có hình dáng giống như một cái cây khổng lồ, thể hiện sự tôn trọng và tự hào về nguồn gốc thực sự của nó.

Công trình ở Toronto hoàn toàn bằng gỗ. Image: Penda

2. NGỌN ĐỒI XANH

Đôi khi, các kiến trúc sư có thể để cho trí tưởng tượng của họ bay bổng và  tạo ra những giấc mơ ngông cuồng. Thomas Heatherwick là một trong số ít người may mắn được theo đuổi sự phiêu du đó với tầm nhìn đầy tham vọng dành cho dự án “100 Trees Complex” ở Thượng Hải. Dự án khổng lồ này sẽ không chỉ bao gồm hơn 300.000 mét vuông, mà còn vượt ra khỏi khái niệm chỉ là một tòa nhà chọc trời ở ngoại ô Trung Quốc. “100 Trees Complex” là một khu phức hợp bao gồm các trường học, trường mầm non, trung tâm mua sắm, văn phòng và căn hộ, được bố cục trong khung cảnh thiên nhiên của Heatherwick. Cả tổ hợp công trình tạo nhiều cảm xúc và phức tạp như những ngọn đồi được bao phủ trong màu xanh của cây lá ngọt ngào. Mỗi cột đều có một cây được đặt ở trên mái và bao quanh bởi hơn 400 bậc thang.

Cảnh quan đầy sức sống ở trung tâm ở Thượng Hải. Image: Mir

3. HỖN HỢP BÊN TRONG – BÊN NGOÀI

Đối với dự án mới nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã quyết định thực hiện thiết kế theo quy trình đảo ngược: ông bắt đầu với thực vật và cây cối, chỉ chuyển sang không gian sống thực sự khi công trình cảnh quan đã hoàn tất.

Võ Trọng Nghĩa xây dựng ngôi nhà này xung quanh cây cối. Hình ảnh: Hiroyuki Oki

Kết quả là nhà ở theo “hình dạng” của thiên nhiên: Các phòng được cấu trúc xung quanh khu vườn đóng; các bức tường bê tông trở thành giàn cho cây leo bám. Mái nhà để lại nhiều khoảng trống cho cây trồng hay ánh sáng ban ngày rọi vào những khu vực trong nhà với một cảm giác ngoài trời riêng biệt.

Rất nhiều ánh sáng ban ngày và phòng thoáng rộng rãi. Hình ảnh: Hiroyuki Oki

4. XU HƯỚNG THIẾT KẾ NGOẠI THẤT

Bất cứ ai gắn kiến ​​trúc bền vững với các vật liệu tự nhiên như tre nứa đều sẽ rất sự ngạc nhiên với việc Kiến trúc sư Francois Perrin – người rất ưa sử dụng một loại vải dệt được làm từ sợi nhôm trong các thiết kế bền vững của mình.

Air House của Francois Perrin được làm bằng vải lưới kim loại. Hình ảnh: Steve Hall

Đến với triển lãm kiến trúc Chicago Architecture Biennial năm 2017, ông đã tạo ra loại vải tương lai này cho những căn nhà lơ lửng đặc biệt Air House: cấu trúc kim tự tháp, nhà trên cây với cấu trúc dựa trên khung thép nhẹ và bề mặt ngoài được làm từ vật liệu nhôm. Kết quả là sự phản xạ, gió, không thấm nước, và dễ dàng làm mát nội thất mà không cần thêm bất kỳ thiết bị tiện nghi nhiệt nào. Liệu ai cần điều hòa khi ở trong một không gian vô cùng thoáng mát và thiên nhiên như này?

5. GIỐNG NHƯ DÃY NÚI

Một “dãy núi công trình” ở Amsterdam có thể là mô tả chính xác nhất cho dự án Valley – được thiết kế bởi Studio kiến ​​trúc MVRDV. Dự án có quy mô lớn, bao gồm ba tháp, 200 căn hộ, một số công trình dịch vụ công cộng, cửa hàng, và nhà hàng; được thiết lập để làm sống lại văn phòng của Zuidas ở Amsterdam vào khoảng năm 2021. Các phân đoạn riêng lẻ được xếp chồng lên nhau như các dải của dãy núi, sau đó nối qua nhiều tầng bằng các đường dẫn và không gian xanh. Mặt tiền bằng đá tự nhiên, vườn trên mái và hồ chứa nước được thiết kế để làm cho cư dân Valley có không gian thiên nhiên riêng biệt với cuộc sống ồn ào của khu vực xung quanh.

Đá tự nhiên, các bậc thang cây xanh, và hồ chứa nước ở “Thung lũng” của Amsterdam. Hình ảnh: Vero Visuals, Rotterdam

6. LẤY CẢM HỨNG TỪ NHỮNG HÌNH DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

Một mục tiêu được đề ra ban đầu của dự án này khá mạo hiểm. Nếu Kiến trúc sư Henning Larsen thực hiện được, tháp Icone sẽ trở thành một cột mốc mới của thành phốManila và có thể cả Philippines. Với hiết kế này, công ty Đan Mạch đã lấy cảm hứng từ ngọn núi lửa Mount Mayon của đất nước Phillipin, dựa vào hình dạng đặc biệt của Icone Tower trên hình nón đặc trưng của núi lửa. Bên trong công trình, một sự kết hợp thông minh giữa các khu vực công cộng và riêng tư: Mặt tiền bằng kính / thép cho phép trong tối đa ánh sáng ban ngày đồng thời có tầm nhìn tuyệt vời ra khu công viên xung quanh. Và vào ban đêm, nền panorama được chiếu sáng trên đỉnh cao của tòa nhà để làm một đèn báo hiệu cho những quá trình đang thực hiện và những điều kỳ diệu sắp diễn ra.

Tháp Icone sẽ quan sát tất cả Manila. Hình ảnh: Henning Larsen

Tòa nhà được lấy cảm hứng từ núi lửa Mount Mayon. Hình ảnh: Henning Larsen

7. TIẾT KIỆM KHÔNG GIAN

Thượng Hải có địa hình bằng phẳng như Hà Lan nhưng đông dân hơn nhiều. Để giải quyết tình trạng thiếu không gian sống, đại đô thị lớn của Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều tòa chọc trời.

Các tòa nhà như một cảnh đồi ở Thượng Hải. Hình ảnh: MVRDV

Thay vì nguyên tắc phát triển theo chiều dọc, cách tiếp cận nhiều cấp này cũng được sử dụng trong dự án đầy tham vọng của Công ty kiến ​​trúc MWRDV ở Rotterdam. Tất cả các tòa nhà của công viên Zhangjiang tương lai (bao gồm thư viện, không gian sự kiện, nhà hát, và trung tâm thể thao) sẽ được xây dựng ở các độ sâu khác nhau, kết quả là tạo ra cảnh quan và đường chân trời của các ngọn đồi với mái nhà có thể đi bộ được trên đó. Loại thứ hai, được phủ xanh bằng cây cỏ, tăng gấp đôi khả năng cách nhiệt, làm mát và lọc nước mưa.

Công viên tương lai “Zhangjiang” – một ý tưởng của MVRDV (Hà Lan). Hình ảnh: MVRDV

8. “RỪNG THẲNG ĐỨNG”

Pháp có những khu rừng rộng lớn, nhưng không phải là một khu rừng thẳng đứng. Kiến trúc sư người Ý Stefano Boeri có mục tiêu thay đổi điều này bằng dự án Forêt Blanche của mình ở ngoại ô Paris, một tháp cao 50 mét được làm từ gỗ và các khối thủy tinh xếp chồng lên nhau. Kiến trúc bền vững của tòa tháp không chỉ tự hào với hơn 2.000 cây trồng (tương đương với toàn bộ 1 ha rừng) mà còn là mặt tiền bằng gỗ, tràn ngập ánh sáng và một công trình độc đáo tạo thuận lợi cho việc thông gió tự nhiên.

Stefano Boeri đang đưa những “mặt đứng xanh” của mình đến Paris. Hình ảnh: Compagnie De Phalsbourg Architectes.

Các khối glass xếp chồng lên nhau tạo hình nổi bật cho công trình Forêt Blanche của Boeri. Hình ảnh: Compagnie De Phalsbourg

9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BỒNG BỀNH

Nghe có vẻ như là một câu chuyện cổ tích không tưởng: Đầm lầy ô nhiễm sẽ trở thành công trình bền vững. Tuy nhiên, câu chuyện này có thể sớm trở thành hiện thực ở Dhaka, thủ đô của Bangladesh. “Trường đại học bồng bềnh” đang được thiết kế bởi Woha Architects gần đây đã giành được giải thưởng uy tín nhất thế giới về kiến trúc bền vững. Hội đồng thẩm định giải thưởng LafargeHolcim Awards ca ngợi ý tưởng của dự án để đặt các phòng học trên phao ở vùng đất ngập nước. Các vườn đứng làm giảm nhu cầu làm mát của các tòa nhà, trong khi các tấm pin quang điện và hệ thống thu hồi nước mưa làm tăng tính bền vững của trường đại học.

Khuôn viên trường đại học bền vững của Woha trong một đầm lầy trước đây bị ô nhiễm. Hình ảnh: WOHA

10. THÁP THIÊN NHIÊN

Dự án đem đến cái nhìn về những ruộng bậc thang xanh tươi của Việt Nam. Tuy nhiên, khi bạn di chuyển lên tháp Empire City Towers, có một điều kinh ngạc hơn đó là: Tháp xoắn ốc cao 333 m của dự án lớn bao gồm tầng lửng với các khu vườn nhiệt đới, hồ nước, và thậm chí cả thác nước.

Điểm nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh: tháp Empire City Towers. Hình ảnh: Ole Scheeren

Bằng mọi cách tiếp cận với nguồn cảm hứng từ các cánh đồng bản địa, TP Hồ Chí Minh đã dựa trên sản phẩm trí tuệ của Ole Scheeren để tái hiện lại một mảng xanh cho thành phố, đồng thời
tái hiện các tính chất tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam. Với chiến lược sử dụng hình dạng hữu cơ và trung hòa năng lượng, công trình khi hoàn thành sẽ trở thành biểu tượng kiến trúc hài hòa, tuy nhiên mỗi người dân ghé thăm sẽ quyết định cuối cùng cách họ sống: sau tất cả là tầm nhìn hay nguồn cảm hứng ?

Nguồn: Smart Magazine